Bệnh nấm diều ở bồ câu mặc dù không gây ra tỷ lệ chết cao nhưng lại để lại những hệ quả dù vật nuôi đó đã được điều trị khỏi như: Khả năng hấp thu kém, tốc độ tăng trọng giảm, năng suất chăn nuôi giảm, ống tiêu hóa tổn thương, là điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập…
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm diều ở chim bồ câu Pháp
Nguyên nhân trực tiếp
Bệnh do một loại nấm có tên gọi Candidia albicans gây ra. Đây là một loại nấm men sống hoại sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh có tính chất cơ hội khi đáp ứng miễn dịch cơ thể bị suy giảm.
Nguyên nhân khác
Bệnh này hay xuất hiện ở bồ câu 1 – 2 tháng tuổi. Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, hệ thống dụng cụ đựng nước và nước uống không được vệ sinh, bị nhiễm nấm hoặc dùng kháng sinh (loại phổ rộng như cyclines, phenicol, penicilline bán tổng hợp A) trộn thức ăn hay nước uống kéo dài làm cho nấm phát triển ngay trong đường tiêu hóa.
Dùng các steroids dài hạn cũng là cơ hội cho nấm phát triển; kế phát từ một số bệnh đường tiêu hóa; do thức ăn bị nhiễm nấm; thiếu Vitamin A; suy dinh dưỡng; stress trong khi vận chuyển hoặc do môi trường.
Triệu chứng của bệnh nấm diều
Chim bồ câu càng nhỏ tuổi (0 – 4 tuần) tỷ lệ bệnh càng cao và dễ thấy dấu hiệu bệnh lý. Chúng ta có thể nhận biết được bệnh nấm diều ở chim bồ câu thông qua cách quan sát bên ngoài lẫn giải phẩu bên trong của chim như bên dưới
Hướng dẫn phòng bệnh nấm diều ở chim bồ câu Pháp
Phòng bệnh nấm diều thì chúng ta cần phải thực hiện các yêu cầu như bên dưới:
Trước khi phát hiện bệnh
Thực hiện phòng bệnh theo nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Nên thực hiện kiên trì và toàn diện, đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn nuôi (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài; vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khử trùng định kỳ chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Dọn dẹp chuồng trại, tiêu hủy chất độn chuồng, sát trùng chuồng trại ít nhất 2 lần (với lần 1 dùng CuSO4 nồng độ 0,5% phun toàn bộ chuồng trại; lần 2 dùng BIO-DINE 100 ml/10-25 lít nước phun toàn bộ chuồng trại).
Sau khi phát hiện bệnh
Sau khi phát hiện tình trạng bệnh, cần nhanh chóng vệ sinh thật sạch chuồng trại, khay ăn, uống của chim. Tiêu hủy hết các vật mau hỏng, ẩm, mốc trong chuồng. Cần phun sát trùng chuồng nuôi và cả khu vực chăn nuôi bằng BIO-DINE, CuSO4 1% .
Loại bỏ tất cả những thức ăn bị nghi ngờ nhiễm nấm như ngô, khô dầu, đỗ tương. Cho bồ câu ăn cám gà đẻ (cho bồ câu ăn với lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng của chúng). Nâng cao sức đề kháng cơ thể vật nuôi bằng cách bổ sung men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất.
Các loại thuốc đặc trị bệnh nấm diều
Đề điều trị bệnh nấm diều ở chim bồ câu đạt được kết quả tốt, thì chùng ta có thể sử dụng các loại thuốc như LINSPEC-110, BIO ANAGIN-C, ECONISTATIN,…
LINSPEC-110
Linspec-110 là sự kết hợp hợp đồng giữa Lincomycin và Spetinomycin đem lại hiệu quả cao trong phòng và trị các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa trên gia súc và gia cầm.
BIO ANAGIN-C
Hạ sốt, giảm đau nhanh trong các bệnh nhiễm trùng cấp, chống mất nước và mất chất điện giải ở gia súc, gia cầm.
ECO NISTATIN
Đặc trị các bệnh nấm diều, nấm phổi, nấm miệng, nấm nội tạng trên gà, vịt, ngan, cút. Đặc trị các bệnh nấm da, lở loét do nấm Alphamyces, bệnh đốm đỏ, bệnh trùng quả dưa ( bệnh đốm trắng) trên tôm, cá và ếch.
3 bước hiệu quả điều trị nấm diều ở chim bồ câu.
Bên dưới đây là 3 bước cần thiết để điều trị bệnh nấm diều ở chim bồ câu, các bạn có thể ngâm cứu và điều trị cho chim của mình nhé.
Bước 1
Dùng thuốc kháng nấm ECO NISTATIN (1g/10 kg thể trọng) dùng liên tục 5-7 ngày.
Bước 2
Cho đàn uống cùng với một trong các loại kháng sinh như: NOVA FLORDOX (1g/5 kg thể trọng) hoặc LINSPEC-110 (1g/10 kg thể trọng), uống liên tục 5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm.
Bước 3
Cho bồ câu ăn/uống BIO ANAGIN C (100g/200 kg thể trọng) để giảm đau, tăng lực. Có thể hòa tan thuốc theo liều lượng cho phép, trộn đều với cám để bồ câu mẹ vừa mớm được cả thức ăn và thuốc cho bồ câu con.