Trong quá trình nuôi bồ câu, có bao giờ thắc mắc là làm thế nào để tăng khả năng đậu trứng cũng như giúp bồ câu nhanh đẻ không? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn 3 mẹo giúp bồ câu nhanh đẻ!
Bồ câu ăn gì nhanh đẻ?
Bồ câu ăn gì nhanh đẻ là thắc mắc của rất nhiều bạn khi muốn nuôi chim bồ câu sinh sản. Để bồ câu nhanh đẻ, các bạn chỉ cần cung cấp thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp là được. Thức ăn đẻ cho chim bồ câu sinh sản có thể là các loại thức ăn thô như ngô, thóc, gạo, cao lương, đậu xanh, đậu tương, đậu đen. Hoặc các bạn cũng có thể cho bồ câu ăn thức ăn công nghiệp như cám viên và ngô xay để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chim nhanh đẻ.
Như đã nói ở trên, để bồ câu nhanh đẻ các bạn chỉ cần cung cấp thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ là cho chim là được. Tùy theo độ tuổi và trọng lượng mà các bạn cân đối lượng thức ăn cho phù hợp. Về loại thức ăn cho bồ câu, các bạn có thể cho bồ câu ăn các thức ăn thô hoặc thức ăn hỗn hợp với cám viên:
Thức ăn thô, kích thích chim bồ câu nhanh đẻ:
Ngô xay 50%, đỗ xanh 30%, gạo xay 20%. Tỉ lệ trộn thức ăn này được khá nhiều bạn nuôi chim bồ câu chia sẻ và đều đánh giá là rất tốt.
Thức ăn hỗn hợp với cám viên:
Cám viên Proconco C24 50%, ngô hạt đỏ 50%. Tỉ lệ trộn thức ăn này được đánh giá là cung cấp dinh dưỡng tốt hơn và chuẩn hơn công thức trên vì bản thân cám viên có hàm lượng dinh dưỡng tương đối toàn diện.
Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, các bạn cũng nên chú ý cho bồ câu ăn thêm muối để bổ sung khoáng và các hạt sỏi nhỏ để giúp hỗ trợ tiêu hóa cho chim. Về lượng thức ăn cho chim thì khi chim được 6 tháng chỉ nên cho chim ăn 100g thức ăn/đôi/ngày. Khi chim đang nuôi con thì tăng lượng thức ăn lên 125g thức ăn/đôi/ngày. Không nên cho chim ăn quá nhiều sẽ khiến chim không đẻ và cho ăn quá ít chim sẽ thiếu chất.
Một vài lưu ý về thức ăn cho chim bồ câu sinh sản. Đảm bảo nguồn thức ăn cho chim bồ câu không bị mối mọt. Nếu thức ăn bị mối mọt nấm mốc chim ăn vào sẽ dễ bị bệnh. Cho chim ăn nhiều quá chim sẽ bị béo và không đẻ được, chim ăn ít quá sẽ bị thiếu chất cũng sẽ không đẻ.
Chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất cho chim vì các thức ăn thô thường sẽ bị thiếu các chất này. Để bổ sung khoáng, bạn cho ăn thêm muối hạt, cho muối vào một khay nhỏ cho chim tự ăn hoặc bạn có thể cho muối vào nước uống của chim. Bổ sung thêm các hạt sỏi nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa cho chim.
Làm ổ đẻ thoải mái cho chim:
Cách nuôi bồ câu nhanh đẻ trứng.
Chim bồ câu thường đẻ 5-8 lứa; mỗi lứa 2 trứng nhưng bà con nếu biết sử dụng một vài kĩ thuật thì bồ câu có thể nhanh đẻ trứng hơn.
Trước tiên để chim đẻ trứng chúng ta cần phải ghép đôi chúng, chọn những con đực khỏe mạnh, ít bệnh tật, lanh lợi. Các con cái cũng phải khỏe mạnh, lông bụng dày mượt, không dị tật đuôi nhọn. Nên chọn những con đã được ghép đôi và có khả năng sinh sản tốt. Sau khi ghép xong thì chim mẹ sẽ đẻ trong ổ, cần cho chim mẹ quen nhanh với chuồng trại sớm bằng cách làm sẵn tổ cho chim.
Tổ được làm bằng rơm rạ khô sạch dài để lót. Sau đó dùng một ít rơm khô thêm vòng lại sao cho vừa với đường kính của ổ. Nơi bồ câu đẻ ấp trứng thì tránh ồn ào, giảm tầm nhìn chuyển động, ánh sáng để chim chuyên tâm đẻ trứng.
Lưu ý thêm là bà con không được làm ổ quá nhỏ vì sẽ làm giảm sự thoải mái khi đẻ làm thời gian đẻ trứng lâu hơn hoặc chim xoay trở dễ làm vỡ trứng.
Ổ đẻ có thể là hộp vuông cạnh 25cm, rổ tròn đường kính 25cm; chiều cao khoảng 15cm,7-8 dưới đáy là rơm rạ vải (nền ổ đẻ).
Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ổ để hạn chế mầm bệnh thời gian đẻ nhanh hơn. Nếu trứng đẻ bị vỡ thì bồ câu sẽ đẻ lứa tiếp vào khoảng nửa tháng sau.
Nếu bình thường thì khoảng 40-60 ngày bồ câu cho ra 1 lứa mới.
Dồn trứng, dồn con để tăng lứa đẻ trong năm
Bà con có thể tham khảo trong bài viết: “2 Giống chim bồ câu Pháp siêu đẻ và siêu nặng” Để biết thêm thông tin chi tiết về kỹ thuật này nhé.
Tổng kết:
Như vậy, với những thông tin trên, để bồ câu nhanh đẻ thì các bạn cần cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho chim.
Ngoài ra để nhận biết dấu hiệu chim sắp đẻ thì các bạn có thể xem ở bài viết này. Mục đích là để thay đổi nguồn thức ăn cho phù hợp với từng thời kỳ nuôi chim.
Nếu phát hiện chim bị thiếu chất thì bạn nên có biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho chim sớm nhất có thể.