Qui Truong

Ngày Đăng:

22/07/2021 15:29

Ngày Cập Nhật:

18/05/2023 08:29

Tác giả: Qui Truong
Ngày đăng: 22/07/2021 15:29

Phòng bệnh cho chim bồ câu thì có cần thiết hay không?

Phòng bệnh là việc làm cần thiết. Bồ câu là loài động vật có sức đề kháng tương đối tốt nên ít khi mắc phải những bệnh khó chữa. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là bồ câu không bị bệnh. Cũng như các loài gia cầm khác, thì chim bồ câu vẫn có khả năng nhiễm những bệnh phổ biến hay xuất hiện trên gà.

Do đó, việc tiêm phòng bệnh cho chim là điều rất cần thiết. Đặt biệt là khi nuôi với số lượng đàn lớn. Hình bên dưới đây là lịch tiêm phòng bệnh cho chim bồ câu được tổng hợp từ nhiều trại bồ câu uy tín. Bà con có thể tham khảo để tiêm phòng đúng thời điểm cho chim.

lich-tiem-phong-cho-chim

Ngoài vấn đề về thời gian tiêm phòng bệnh cho chim bồ câu, thì bên dưới đây bocaucanh.com xin chia sẽ một số vấn đề cơ bản như:

>>PHÒNG BỆNH CHUNG:

>>MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHIM BỒ CÂU.


Phòng bệnh chung cho chim

Vấn đề cơ bản nhất để phòng bệnh cho chim bồ câu đó là về thức ăn. Thức ăn, khi cho chim ăn thì không được để bị ẩm móc. Nó sẽ gây ngộ độc cho chim, làm chim tiêu hóa chậm dễ dẫn đến những bệnh về tiêu hóa cho chim. Ngoài ra, nước uống cũng phải đảm bảo sạch hoặc nước vôi loãng. Cần bổ sung muối khoáng cho chim thường xuyên để chim hấp thụ vào cơ thể những chất không thể tự kiếm giúp chim có đủ sức khỏe để kháng chịu với thời tiết và môi trường sống nuôi nhốt.

Thường xuyên chủng vacxin định kì, đối với chim non ta phải chủng ngừa đủ 3 loại vacxin lasota, gumboro, marek để phòng tránh một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu, tạo điều kiện có kháng thể để chữa trị bệnh cho chim được dễ dàng hơn. Đối với chim bố mẹ, 6 tháng ta chủng ngừa vacxin một lần đủ 3 loại lasota, gumboro, marek để tăng cường sức đề kháng cho chim. Trong quá trình sử dụng thuốc, chúng ta nên dùng chất điện giải để cho chim hấp thụ thuốc tốt hơn, làm tăng cường hệ miễn dịch cho chim.


Một số bệnh thường gặp

BỆNH GIUN Ở CHIM

Có thể tẩy giun bằng Piperazin adipinat (dùng liều 0,3g/kg thể trọng của chim trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ) hoặc Mebendazol (dùng liều 0,1g/kg thể trọng.Chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim, giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy). Về phòng bệnh, tẩy định kỳ cho toàn đàn chim 4-6 tháng /lần bằng Piperazin; thực hiện vệ sinh chuồng trại.

BỆNH CẦU TRÙNG

Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhầy và đôi khi có màu sô -cô-la do bị xuất huyết.
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu như Esb3, Grigecoccin, Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin…, dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

chim-bi-suy-ho-hap

BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP

Khi chim bồ câu bị bệnh này thì nó có 2 dạng, bồ câu bị hô hấp cấp tính và bộ câu bị hô hấp mãn tính.
Thể cấp tính: Thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhầy trắng, vàng xám. Chim bị chết sau 7-10 ngày. Thể mãn tính: Thường xảy ra ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn.

Phòng bệnh: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin Hecpervirus. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường. Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị.

benh-dau-o-chim

BỆNH ĐẬU:

Do virus thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac gây ra. Triệu chứng: trên mặt, đầu, cánh, chân, mỏ có những cục đỏ sưng tấy, sau 24h chúng trở lên khô và tạo thành gồ trai và cứng, có biểu hiện vỡ cục và nứt vùng quanh hạt đậu. Bệnh lây lan qua không khí, ăn uống trong môi trường ẩm thấp và mất vệ sinh.

Chữa trị: khi phát hiện hạt đậu ở trên người chim bồ câu, chúng ta nên dùng kéo tách cắt các hạt đậu ra khỏi cơ thể chim bồ câu. Dùng nước muối vôi loãng xoa lên chỗ bị đậu, lấy giấy thấm khô. Sau đó ta bôi thuốc xanh methylen lên vùng vết cắt. Sau 24h, kiểm tra không thấy vết cắt sưng tấy mà có dấu hiệu đóng vẩy là chữa trị đã đạt hiệu quả. Ta nên dùng bổ sung thêm điện giải cho vào nước uống để chim giải độc tố trong gan, giúp chim mau lành bệnh.

Chia sẽ bài viết này

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Qui Truong

Thông tin tác giả:

Xin chào mọi người, mình là Qui Trương. Hiện tại, ngoài công việc là một DBA thì mình còn là một người sáng tạo nội dung trên trang blog caitrang.com. Mỗi ngày, mình luôn tìm kiếm cách để chia sẻ những nội dung độc đáo, ý nghĩa và mang tính cảm hứng tới mọi người. Mình tin rằng qua từng dòng viết, mình có thể kết nối và tạo dựng một cộng đồng đọc giả thú vị và ý nghĩa.

Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

>