Qui Truong

Ngày Đăng:

10/07/2021 06:59

Ngày Cập Nhật:

18/05/2023 08:22

Tác giả: Qui Truong
Ngày đăng: 10/07/2021 06:59

Trong chủ đề này thì mình xin chia sẽ về một số kinh nghiệm lựa con giống bồ câu pháp trong quá trình chăn nuôi bồ câu để phát triển kinh tế. Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau. Tùy theo mục đích phát triển kinh tế mà có những cách thức lựa chọn con giống khác nhau.

Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về các vấn đề như:

  1. Vốn đầu tư.
  2. Con giống.
  3. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu.
  4. Vấn đề nâng cao năng suất.
  5. Đầu ra của sản phẩm.

Lựa chọn con giống bồ câu pháp phải đảm bảo các yêu cầu:

  1. Con giống khỏa mạnh.
  2. Lông mượt.
  3. Không có bệnh tật, dị tật.
  4. Lanh lợi.

Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình như:

  • Con trống : Kích thước to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.
  • Con mái: thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Việc phân biệt chim trống mái lúc còn bé là việc không hề đơn giản, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm hoặc của những người nuôi trước.

Tóm lại: Muốn chim bố mẹ giống đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn… Đặc biệt là nên mua chim đã được ghép đôi.

Ngoài ra, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề chất lượng con giống. Chất lượng con giống là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến các yếu tố như sau:

Con giống tốt thì hiệu suất sinh sản tốt.

Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải lựa chọn giống bồ câu pháp làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con.

Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 – 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 – 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 – 19 ngày.

Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian đẻ trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00.

Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống. Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 10-11 lứa chim bồ câu con trong một năm. Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ thì khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, do vậy cần phải thay chim bố mẹ mới.

Lựa con giống bồ câu pháp quyết định khả năng nuôi con.

Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, cho nên 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bồ câu bố mẹ rất quan trọng.

Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt.

Đặc biệt, khi lựa chọn con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn.

Con giống tốt sẽ giảm thiểu khả năng bị nhiễm bệnh.

Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Do đó, nếu lựa chọn được cặp bồ câu giống tốt thì cũng có thể giảm thiểu được khả năng nhiễm bệnh cho chim. Thông thường bồ câu giống,  các trang trại bồ câu sẽ tiêm vắc xin chống các bệnh như: Nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất ít khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như:

  • Bệnh phân trắng
  • Bệnh phân xanh
  • Một số bệnh về đường ruột

Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy trước khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,…. sau này.

Lựa con giống cũng ảnh hưởng đến cân nặng bồ câu ra ràng.

Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ – 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao.

Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.

Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và “đẹp” hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,….) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng “ngon miệng” của khách hàng.

Nếu biết cách chọn con giống tốt, thì các yếu tố trên sẽ tốt. Do đó, việc lựa chọn con giống quyết định đến 70% sự thành công về việc chăn nuôi chim bồ câu.

Hi vọng, với các thông tin vừa chia sẽ sẽ giúp bà con có định hướng tốt hơn về việc lựa chọn con giống bồ câu pháp để phát triển kinh tế.

Ngoài việc lựa chọn con giống là bồ câu pháp thì bà con có thể tìm hiểu về bồ câu siu thịt là bồ câu gà Mỹ tại đây. Để có nhiều thông tin hơn trong việc chăn nuôi bồ câu.

Chia sẽ bài viết này

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Qui Truong

Thông tin tác giả:

Xin chào mọi người, mình là Qui Trương. Hiện tại, ngoài công việc là một DBA thì mình còn là một người sáng tạo nội dung trên trang blog caitrang.com. Mỗi ngày, mình luôn tìm kiếm cách để chia sẻ những nội dung độc đáo, ý nghĩa và mang tính cảm hứng tới mọi người. Mình tin rằng qua từng dòng viết, mình có thể kết nối và tạo dựng một cộng đồng đọc giả thú vị và ý nghĩa.

Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]

>