Bệnh thương hàn ở bồ câu đã được phát hiện và nghiên cứu ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu (Pomeroy và Nagaraja, 1991). Đây là một bệnh chung của bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt với hội chứng viêm ruột, ỉa chảy (Levcet, 1984). Bà con cần nắm vững các dấu hiệu của bệnh để có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm các thiệt hại về kinh tế.
Triệu chứng bệnh thương hàn ở chim bồ câu
Dấu hiệu bên ngoài
Bồ câu có thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối có lẫn máu. Chim sẽ chết sau 3-5 ngày.
Dấu hiệu khác
Niêm mạc diều, dạ dày tuyến và ruột tụ huyết từng đám. Ở ruột non và ruột già còn thấy niêm mạc bị tổn thương, tróc ra và có các điểm hoại tử ở phần ruột gà. Chim ốm có tính chất lây lan, khi mổ khám chim thấy: tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc đường tiêu hoá.
Nguyên nhân phát sinh bệnh thương hàn
Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae.
Vi khuẩn là loại trực khuẩn nhỏ, ngắn có kích thước: 1-2×1,5 micromet, thường chụm 2 vi khuẩn với nhau, thuộc gram âm (-), không sinh nha bào và nang (Copsule).
Vi khuẩn có thể nuôi cấy, phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone, độ pH=7,2, nhiệt độ thích hợp 370C. Vi khuẩn sẽ bị diệt ở nhiệt độ 60°C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ.
Nhưng có thể tồn tại 20 ngày khi đặt trong bóng tối. Các hoá chất thông thường diệt được vi khuẩn như: axit phenol 1/1000; chlorua mercur 1/20.000; thuốc tím 1/1000 trong 3-5 phút.
Con đường truyền nhiễm bệnh thương hàn
Trong tự nhiên có một số chủng Salmonella gallinacerum có độc lực mạnh, gây bệnh cho bồ câu nhà, bồ câu rừng, gà, vịt và nhiều loài chim trời khác. Bồ câu nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hoá. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, bồ câu sẽ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn vào niêm mạc ruột, hạch lâm ba ruột, phát triển ở đó, tiết ra độc tố
Đặc điểm dịch tể của bệnh thương hàn
Hầu hết các loài gia cầm như bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút… cũng như nhiều loại chim trời đều nhiễm S. gallinacerum và bị bệnh thương hàn.
Các nhà khoa học đã làm các thực nghiệm tiêm truyền S. gallinacerum cho 382 loài chim thuộc 20 nhóm chim, kết quả có 367 loài bị phát bệnh, chiếm tỷ lệ 96%. Chim ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng chim non dưới một năm tuổi thường thấy phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao (50-60%).
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá. Nhưng cũng lây qua trứng khi bồ câu mẹ bị nhiễm bệnh. ở các khu vực nuôi gà cùng với bồ câu trong cùng chuồng trại và môi trường sinh thái, bồ câu thường bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà bệnh. Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm. Nhưng thường thấy vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.
Chữa trị bệnh thương hàn ở chim bồ câu
Bước một
Một trong các loại sau pha nước cho toàn đàn uống, chim ốm bơm cho uống trực tiếp, liên tục 3-5 ngày.
Bước hai
Bổ sung PERMASOL (2 gr/ 1 lít nước) và BIO ANAGIN C (100gr / 20 lít nước) nhằm hạ sốt và tăng sức đề kháng cho chim. Bổ sung men tiêu hóa HAN – LACVET tăng cường lợi khuẩn và ổn định đường tiêu hóa sau khi chim khỏi bệnh
Bước ba
Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột trong thời gian điều trị.