Chim bồ câu Pháp có xuất xứ tại vùng Đông Nam nước Pháp và Đông Nam nước Bỉ. Giống chim bồ câu Pháp nhập vào nước ta năm 1996.
Sau đó, vào năm 1998, hai dòng chim Mimas và Titan tiếp tục được nhập vào để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Bên cạnh những đặc điểm ưu việt như cho năng suất cao và chất lượng thịt không thua kém chim nội địa.
Chim bồ câu Pháp còn có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94 – 99%.
Thông thường để chim lớn nhanh, khỏe mạnh, không bị bệnh thì mật độ nuôi phải đảm bảo 6 – 8 con/m2 và thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Nuôi bồ câu Pháp không cần mặt bằng rộng, tuy nhiên cần phải chú ý vệ sinh chuồng trại tốtvà tránh những tác nhân xấu từ môi trường thì bồ câu sẽ không bị bệnh tật và phát triển tốt.Nhờ vào các ưu điểm trên mà chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
Dựa vào hiệu quả kinh tế có thể chia chim bồ câu thành 3 loại:
Giống bồ câu siêu kiểng
Đây là những giống bồ câu đẹp, dùng để làm kiểng (cảnh) như bồ câu Nhật, Mỹ, bồ câu cánh cụt…
Các giống này rất đắt tiền không dùng cho mục đích kinh tế. Như hình bên dưới đây là 1 em chim bồ câu Banh (loại bồ câu kiểng được nuôi nhiều ở Việt Nam)
Giống bồ câu siêu thịt
Giống bồ câu lớn con, giá tri kinh tế cao (bồ câu gà),tuy nhiên giống bồ câu này sinh sản kém (lâu đẻ, ấp trứng kém hay bị ung, vỡ…).
Cho nên rất khó nhân bầy đàn quy mô lớn, con giống lại rất đắt tiền, tiêu tốn nhiều thức ăn…
Bên cạnh đó, giá thành bán sản phẩm cao, không đem lại lợi nhuận cho người nuôi.
Chim bồ câu Pháp giống siêu sinh sản
Giống bồ câu này cho sinh sản nhanh, mau nhân đàn, vẫn có loại rất lớn con (như bồ câu Pháp),
tuy nhỏ hơn bồ câu gà nhưng đặc biệt giống này sinh sản rất nhanh, giá thành chi phí mua con giống,
thức ăn cũng thấp, cho nên hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ vào ưu điểm trên của giống bồ câu siêu sinh sản, tại Việt Nam đã có nhiều trang trại bồ câu được thành lập để phát triển và nhân giống nhóm chim này.
Chim bồ câu Pháp có 2 dòng chim cơ bản là Mimas và Titan:
Có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm.
Khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.
Có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm. Khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 g.
Chu kỳ sinh sản của chim bồ câu giống Pháp:
Như đã đề cập ở trên, thì bồ câu pháp là dòng siêu đẻ, do đó nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng.
Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Sau 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán chim con.
Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì lại tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Tuy nhiên, không gian nuôi chim cũng ảnh hưởng đến hiệu suất sinh đẻ của chim, cụ thể:
– Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
– Còn khi chim được thả rong thì tỉ lệ đẻ và ấp đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
– Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3h chiều đến 5h chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn… bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con để tăng lứa đẻ trong năm:
Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp. Khi bồ câu ra giàng ( 28 ngày tuôi),thịt bồ câu ngon và bổ. Thịt chứa 17.5% protein, 3% lipit. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ đạt khối lượng 300-400g/ con.
Với các thông tin trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bà con trong việc chăn nuôi chim bồ câu của mình.