Nuôi chim bồ câu, đó là một quyết định đúng đắng. Tuy nhiên, cho dù mục đích nuôi chim có là nuôi lấy thịt hoặc nuôi lấy cảnh.
Cho dù là nuôi hộ gia đình, hay nuôi theo phạm vi công nghiệp thì chúng ta cũng cần phải có những bước chuẩn bị đầu tiền.
Chủ đề này, sẽ mô tả về các bước cơ bản nhất cần phải thực hiện trong quá trình nuôi bồ câu.
Để nuôi bồ câu thành công và tăng năng suất trong quá trình nuôi bồ câu thì chúng ta nên tìm hiểu 2 quy trình bên dưới:
1.Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ trước khi nuôi chim.
2.Vệ sinh thú y trong quá trinh chăn nuôi chim bồ câu.
1.Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ trước khi nuôi chim.
Trước khi tiến hành nuôi chim thì chúng ta cần phải có khu vực nuôi chim. Đó sẽ là những nơi thông thoáng, đảm bảo có nguồn nước sạch cũng như ánh sáng đầy đủ.
Đặc biệt, không có sự xuất hiện của chim hoang dã(cái mà tôi gọi là mầm bệnh di động). Cống rãnh xung quanh khu vực nuôi chim phải được khai thông.
Phải chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống,và lồng nuôi chim phù hợp với tiêu chuẩn.
Trước khi đưa chim vào lồng thì phải khử trùng toàn bộ lồng và chuồng nuôi chim. Trước khi nuôi chim phải tẩy rửa vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi. Khử trùng toàn bộ lồng, chuồng nuôi. Ngoài phải chuẩn bị phương án xữ lý phân chim hiệu quả để không ảnh hưỡng đến khu vực xung quanh.
2. Vệ sinh thú y trong quá trinh chăn nuôi chim bồ câu.
Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch và phun sát trùng hoặc ngâm chloramin B 0,5% định kỳ 1 tháng 1 lần.
Hàng ngày thay nước uống và rửa lại máng sạch sẽ, nước cho Bồ câu uống phải là nước sạch, sử dụng chung với nguồn nước sinh hoạt của gia đình.
Không được cho Bồ câu ăn những loại thức ăn không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng… Và chú ý là trước khi cho chim ăn thì máng ăn phải đảm bảo sạch sẽ nhé.
Về số lượng máng ăn và máng uống thì đảm bảo đầy đủ so với mật độ số lồng chim. Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi và các khu vực xung quanh 1 lần/tuần. Không được phun trực tiếp vào đàn Bồ câu.
Quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. Cuốc đất, phun sát trùng, dọn vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi định kỳ 2-3 tháng 1 lần. Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực chăn nuôi, làm cỏ, phát quang cây cối quanh khu vực chuồng nuôi để tránh những con vật mang mầm bệnh vào cho Bồ câu.
Vệ sinh khi ấp trứng:
Thay lót ổ cho chim bồ câu ấp 1 tuần 1 lần, vệ sinh nơi chim ấp.Phải phơi khô các nguyên liệu sử dụng làm ổ lót cho chim
Kiểm tra sức khoẻ đàn chim:
Thường kiểm tra vào đầu giờ sáng hàng ngày, chúng ta sẽ cảm quan chim bồ câu qua dáng đi, các biểu hiện bất thường của chim như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho khó thở… Kiểm tra phân dưới nền chuồng. Nếu có bất thường phải theo dõi và mang chim ra thú y gần nhất để bắt bệnh để đề phòng cho đàn chim.
Kiểm tra tình trạng ăn uống, xem đàn Bồ câu có ăn uống như ngày thường hay có 1 số con hoặc cả đàn bỏ ăn…
Ngoài ra, cần phải thực hiện nghiêm túc lịch phòng vaccin và thuốc định kì cho đàn chim.
Phải có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vaccin sử dụng cho đàn Bồ câu, thời gian ngày giờ cho uống tiêm vaccin.
Quy trình sử dụng vaccine trong việc nuôi Chim bồ câu.
NGÀY TUỔI CỦA CHIM | TÊN LOẠI VACXIN | PHÒNG BỆNH | CÁCH SỬ DỤNG VACXIN |
Chim giai đoạn 28 ngày tuổi | LASOTA hoặc ND | Newcastle | Nhỏ mắt, mũi |
Chim giai đoạn 140 ngày tuổi | ND_EMULTION | Newcastle | Tiêm dưới da cổ |
Trong thời kỳ sinh sản, cứ 6 tháng thì tiêm 1 lần | ND_EMULTION | Newcastle | Tiêm dưới da cổ |
Phòng bệnh do vi khuẩn:
Chim bồ câu thường mắc bệnh do E.coli và Salmonella nên định kỳ 1-2 tháng dùng 1 liệu trình 3-5 ngày bằng một trong cácloại kháng sinh như Gentadox, Ampicol, Doxytin… (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bên trên là một số thông tin cơ bản và rất quan trọng trong quá trình nuôi chim mà chúng ta cần phải quan tâm, ngoài ra khâu chọn con giống trước khi quyết định nuôi cũng rất quan trọng. Bà con hãy tham khảo thêm bài viết về con giống ở đây nhé.